Kiến và những tác hại tiềm ẩn
11 mins read

Kiến và những tác hại tiềm ẩn

Kiến là loài côn trùng nhỏ bé nhưng có sức mạnh và sự thông minh đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chúng trong ngôi nhà của bạn không phải là điều tốt. Mặc dù không trực tiếp gây hại lớn như mối, nhưng kiến có thể gây ra nhiều tác hại tiềm ẩn mà bạn không ngờ tới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nguy cơ mà kiến mang lại và cách phòng chống, tiêu diệt kiến hiệu quả.

Kiến và những tác hại tiềm ẩn

Một số đặc điểm thú vị về loài kiến

  • Kiến có khả năng khiêng vật bằng hàm trên nặng gấp 50 lần trọng lượng của cơ thể chúng.
  • Kiến thợ có thể kiếm ăn cách xa tổ của chúng lên đến 200 mét và tìm đường trở lại đàn của mình bằng cách đi theo các vết mùi mà những con kiến khác để lại.
  • Kiến tiến hóa từ tổ tiên của chúng giống như ong vò vẽ ở thời kỳ khủng long cách đây 110 đến 130 triệu năm.
  • Kiến có thể sống sót dưới nước trong vòng 24 giờ.
  • Kiến là côn trùng thuộc Bộ cánh màng. Chúng có họ hàng gần với ong mật và ong vò vẽ.
  • Mỗi đàn kiến có thể có đến nửa triệu cá thể. Tất cả chúng có thể di chuyển một cách nhanh chóng nếu đàn của chúng bị đe dọa.
  • Kiến thợ có thể sống đến 7 năm, trong khi kiến chúa có thể sống đến 15 năm.

 Kiến chúa có cánh, chúng rụng khi bắt đầu một tổ mới. Kiến không có phổi. Oxy đi qua các lỗ nhỏ trên khắp cơ thể và carbon dioxide thoát ra cũng từ các lỗ đó. Nếu kiến chúa mất, thì cả đàn chỉ có thể tồn tại trong vài tháng nữa.

  • Kiến là loài côn trùng sống bầy đàn. Vào mùa mưa, kiến sẽ lũ lượt đội trứng lên đầu di chuyển đến nơi khô ráo để đảm bảo an toàn cho toàn bộ trứng của kiến chúa. Kiến thà chịu chết chứ không để trứng bị tổn hại. Chúng là loài côn trùng có hai não, một để dẫn đường và tìm thức ăn, não còn lại nằm ở phần ngực, có chức năng về mặt cảm giác và tiếp xúc.

Tác hại do kiến gây ra

1. Kiến Gây Thiệt Hại Cho Kết Cấu Ngôi Nhà

Một số loài kiến, đặc biệt là kiến thợ mộc, có thể làm tổ trong gỗ và gây hư hỏng kết cấu của ngôi nhà. Chúng thường tấn công những khu vực ẩm ướt hoặc bị hư hại, từ đó làm yếu đi các phần quan trọng của căn nhà.

2. Nguy Cơ Về Vệ Sinh và Sức Khỏe

Kiến thường di chuyển từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm thức ăn, chúng có thể mang theo vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, loài kiến đen và kiến đỏ có thể lây lan vi khuẩn từ thùng rác vào thức ăn của bạn, gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hóa.

3. Tác Hại Đối Với Đồ Dùng và Thực Phẩm

Kiến không chỉ xuất hiện trong các khu vực ẩm ướt mà chúng còn tấn công thức ăn, đồ dùng trong gia đình. Thức ăn ngọt, đồ ăn chứa đường, và thậm chí cả đồ dùng có chứa nước ngọt đều là mục tiêu của chúng. Điều này có thể dẫn đến thực phẩm bị hỏng và không còn an toàn để sử dụng.

Cách Phòng Tránh Kiến Hiệu Quả

Cách phòng tránh kiến hiệu quả

Để ngăn chặn sự xâm nhập của kiến, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh: Đảm bảo dọn dẹp sạch sẽ, đặc biệt là các khu vực bếp và phòng ăn. Không để thức ăn thừa và thực phẩm ra ngoài lâu.
  • Bịt kín các khe hở: Kiểm tra và sửa chữa các khe nứt, kẽ hở trong nhà, nơi kiến có thể xâm nhập.
  • Sử dụng mồi kiến và thuốc diệt côn trùng: Đặt các bẫy kiến hoặc dùng thuốc diệt kiến ở các vị trí kiến thường xuất hiện.

Để tiết kiệm thời gian hơn và bảo đảm an toàn cho sức khỏe hơn, dịch vụ kiểm soát kiến của PVSC ra đời với mong muốn bảo vệ môi trường sống an toàn hơn cho quý khách hàng của mình. 

Phương pháp diệt kiến của PVSC

Xem thêm: Công ty cung cấp dịch vụ diệt kiến …

  • Phun xịt: đây là phương pháp thường được áp dụng nhất, đặc biệt ở những khu vực có diện tích lớn. Hóa chất diệt kiến là những hóa chất an toàn, được kiểm định của Bộ Y tế: Fendona 10SC, Ale, Sumithrin, Brightan.
  • Bả kiến: được sử dụng ở những khu vực nhỏ, kín như nhà ở, căn hộ, văn phòng. Bả kiến thực chất là hỗn hộp bột gồm baking soda pha với đường, ít độc với kiến hơn so với gel kiến. Nguyên lý diệt kiến của bả này dựa trên đặc điểm sinh học của loài kiến. Như đã đề cập ở phần trên, kiến không có phổi và thở bằng các lỗ nhỏ khắp cơ thể. Dựa được điểm yếu này, bả kiến ra đời và khi kiến ăn phải, sẽ làm cho chúng không thở được và chết. Không chỉ một vài con ăn phải bả mới chết, vì đặc tính tha mồi về tổ mà con kiến tha phải bả về và làm chết cả đàn, trong đó bao gồm cả con kiến chúa.
  • Gel kiến: cách thức diệt kiến tương tự như bả kiến, tuy nhiên, gel kiến độc và tác có tác dụng diệt kiến nhanh hơn bả kiến. Kiến ăn phải gel này sẽ chết nhanh hơn so với kiến ăn bả, do chúng tha về tổ và gây lây nhiễm vi sinh cho cả đàn. Cần dán các ký hiệu báo nguy hiểm để ngăn ngừa trẻ em, vật nuôi bị dính/ăn phải gel kiến. 

Lý do bạn nên chọn PVSC

  • Tư vấn nhiệt tình, khảo sát miễn phí
  • Giá cả hợp lý, phải chăng
  • Sử dụng thuốc phù hợp an toàn, hiệu quả tuân theo Luật quốc tế về hóa chất
  • Chuyên môn kỹ thuật cao
  • Nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc
  • PVSC luôn đem đến niềm tin, sự an tâm và hài lòng cho quý khách hàng

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PESTKIL VIỆT NAM

Hotline: 0398 731 026 Hoặc 0868 914 386

Trụ sở chính: Số 98 – Nguyễn Khiêm Ích – TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 294 Đường 2/9, P.Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng

Chi nhánh HCM: Số 11, đường 5, KĐT Cityland Parkhill, P10, Q. Gò Vấp, TP HCM.

Website : pestkil.com.vn

Email: pestkil.vietnam@gmail.com

FanpagePestkil – Dịch vụ kiểm soát côn trùng

 

Để lại một bình luận