Hướng dẫn xây dựng chương trình kiểm soát động vật gây hại
19 mins read

Hướng dẫn xây dựng chương trình kiểm soát động vật gây hại

Hầu hết các nhà máy thực phẩm, các cơ sở kinh doanh thực hiện chương trình kiểm soát động vật gây hại theo những quy trình có sẵn của các nhà tư vấn hoặc theo các tài liệu có sẵn mà không tiếp cận theo quá trình theo logic của tiêu chuẩn. Vì vậy cùng PVSC tìm hiểu cách xây dựng chương trình kiểm soát động vật gây hại hiệu quả với các bước thực hiện chi tiết và dễ dàng áp dụng. Bảo vệ môi trường và sức khỏe gia đình bạn với giải pháp tối ưu nhất.

1. Tại Sao Kiểm Soát Động Vật Gây Hại Lại Quan Trọng?

Động vật gây hại như chuột, gián, muỗi, và ruồi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và vệ sinh môi trường. Chúng không chỉ mang lại phiền toái mà còn có khả năng lây lan các loại vi khuẩn và vi-rút nguy hiểm, gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như sốt xuất huyết, bệnh dịch hạch, viêm gan A, và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, các loại động vật này còn có thể làm hỏng công trình xây dựng và làm giảm tuổi thọ của thực phẩm, gây thiệt hại về kinh tế.

Một chương trình kiểm soát động vật gây hại hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ này và mang lại lợi ích to lớn cho môi trường sống của bạn. Dưới đây là các bước chi tiết để xây dựng chương trình kiểm soát động vật gây hại toàn diện.

2. Các Bước Cơ Bản Để Xây Dựng Chương Trình Kiểm Soát Động Vật Gây Hại

Bước 1: Xác định chủng loại động vật gây hại

  • Bước này giúp chúng ta nhận diện các loài động gây hại có thể xâm nhập vào nhà xưởng gây hưu hại nhà xưởng, dụng cụ, gây lây lan mầm bệnh, làm nhiễm bẩn thực phẩm hoặc nhiễm chéo.
  • Theo thông thường động vật gây hại gồm các nhóm như sau:
Các bước xây dựng chương trình kiểm soát động vật gây hại

+ Nhóm thâm nhập từ đất lên: kiến, mối, mọt, …

+ Nhóm thâm nhập qua đường bay: dán, ruồi, muỗi, chim, các loại bọ biết bay, bướm, ong, nhện, …

+ Nhóm thâm nhập qua khe hở của tường: thằng lằn, chuột, các loài bò sát, động vật đi bộ, …

+ Nhóm thâm nhập qua đường cống: giun, …

  • Việc xác định đúng loại côn trùng giúp chúng ta có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát hữu hiệu và phù hợp.
  • Để xác định các loại này bạn phải thu thập dữ liệu quá khứ về các loài động vật, phỏng vấn người lao động ngay cả bảo vệ, chị lao công, xem xét tính mùa vụ và tính đa dạng sinh học trong khu vực nhà máy của bạn.

Bước 2: Đánh giá rủi ro

  • Sau khi nhận diện được các động vật gây hại, chúng ta tiến hành đánh giá rủi ro cho từng loại để chọn ra những rủi ro lớn nhất nhằm đưa ra biện pháp kiểm soát tập trung vừa tiết kiệm nguồn lực vừa mang lại hiệu quả cao.
  • Về mực độ ảnh hưởng thì nó tùy thuộc vào khu vực, nếu xâm nhập vào khu vực nguyên vật liệu thì mức độ ảnh hưởng thấp hơn khâu sản phẩm hoàn thiện chờ đóng gói, …
  • Ví dụ sau khi đánh giá rủi ro chúng ta thấy rằng có 3 loài có rủi ro cao là: chuột, côn trùng bay (bọ biết bay, muỗi) và giun.

Bước 3: Xây dựng biện pháp kiểm soát

3.1. Xác định lối vào/lối xâm nhập côn trùng

  • Việc xác định lối xâm nhập của động vật gây hại là quan trong để đưa ra các chốt kiểm soát hiệu quả.
  • Để làm được điều này, bạn phải vẽ sơ đồ mặt bằng nơi làm việc, vị trí các khe hở và các vị trí các điểm có thể xâm nhập mà các loài động vật gây hại có rủi ro cao ở trên.
  • Ví dụ đối với các côn trùng bay thì khả năng xâm nhập qua các lỗ thông khí (quạt, giếng trời, các cửa sổ, các cửa mở, …), chuột thì các cửa mở, lỗ trống, và giun thì các lỗ cống thoát nước, các cửa ra vào nơi ẩm thấp, …

3.2. Xác định tiêu chí hành động và biện pháp khắc phục

  • Mục đích yêu cầu này là nhằm đảm bảo rằng chúng ta có hành động kịp thời khi xu hướng động vật gây hại tăng, trường hợp vượt tiêu chí chấp nhận phải tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp.
  • Hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm thiếu tiêu chí này.

3.3. Xác định biện pháp kiểm soát:

Sau khi xác định tiêu chí hành động, tiếp theo là xác định biện pháp kiểm soát. Tùy từng loài động vật mà chúng ta tiến hành xây dựng các biện pháp kiểm soát phù hợp. Dưới đây là vài ví dụ:

a) Côn trùng bay:
  • Các lỗ thông gió phải che kính bằng vải, ví dụ như bọc các lỗ thông gió bằng vải,
  • Các cửa mở phải treo các màng nhựa để khi mở cửa côn trùng không xâm nhập;
  • Đặt các bẫy, thu hút côn trùng như đèn bắt côn trùng, miếng dán bắt côn trùng, bẫy, pheromone (như miếng dán bắt rùi, miến dán bắt mọt thuốc lá, …);
  • Phun thuốc diệt côn trùng định kỳ. Khi phun thuốc diệt công trùng phải ghi lại loại thuốc sử dụng (có được cho phép của bộ y tế không?), liều lượng sử dụng, thời gian phun, biện pháp phòng ngừa nhiễm chéo, người phun, người giám sát.
  • Loại bỏ những khu vực trú ẩn hay dụ dỗ côn trùng như là các thùng rác phải kín (có nấp đậy), loại bỏ các khu vực bề bộn xung quan nhà máy.
b) Chuột:
  • Đánh giá đường đi của chuột,
  • Phương pháp đặt bẫy: lưu ý đối mới mồi dẫn dụ phải thay đổi thường xuyên, các bẫy phải đặt những nơi lối đi của chuột, chọn số lượng bẫy, phải phù hợp.
  • Dùng thuốc bả chuột: lưu ý tránh dùng thuốc chuột ăn vào chết tại chỗ hoặc đi một đoạn đường chết vì có thể gây ô nhiễm nếu chúng ta không phát hiện. Nên dùng thuốc chúng ăn vào khát nước tìm chỗ uống nước rồi chết tại đó.
  • Loại bỏ những khu vực trú ẩn hay dụ dỗ côn trùng như là các thùng rác phải kín (có nấp đậy), loại bỏ các khu vực bề bộn xung quan nhà máy.
c) Giun
  • Thiết kế các nắp cống chảy 1 chiều, có nấp đậy để tránh côn trùng bò lên từ lỗ cống;

3.4. Xác định biện pháp kiểm tra giám sát

Sau khi đã thiết lập biện pháp kiểm soát, bước tiếp theo là chúng ta xác định biện pháp giám sát. Biện pháp giám sát kiểm tra phải bao gồm các nội dung sau:

  • Người thực hiện;
  • Tần suất/thời gian thực hiện; hàng ngày, tuần, tháng, quý,…
  • Phương pháp thục hiện: quan sát bằng mắt, đếm số con, …

Ví dụ: đối với đèn bắt côn trùng

  • Giám sát: đếm số lượng phát sinh hàng ngày, ghi bảng;
  • Thẩm tra: phân tích xu hướng dữ liệu hàng hàng tuần, thẩm tra thực hiện (cách đặt bẫy, số lượng bẫy, vệ sinh bẫy, tình trạng bẫy, ..): hàng quý;

Sau khi xác định biện pháp bạn phải hoạch định thực hiên như sau:

  • Để thực hiện biện pháp kiểm soát đầu tiên bạn phải chọn số lượng biện pháp áp dụng, ví dụ như số lượng bẫy chuột, số lượng bẫy côn trùng, .. .
  • Chọn vị trí đặt, sau đó vẽ sơ đồ và đánh số các thiết bị;
  • Lên kế hoạch đặt bẫy, kiểm tra hàng ngày;
  • Lập biểu ghi nhận kết quả, đánh giá xu hướng.

Bước 4. Xác định giá trị sử dụng:

Tùy theo từng biện pháp kiểm soát mà chúng ta thử nghiệm hiệu quả chúng khách nhau, ví dụ như:

  • Đối với đèn bắt côn trùng: có thể cho vào phòng kính, sau đó thả côn trùng xem hiệu quả bắt của đèn;
  • Đối với bẫy chuột: đặt vị trí lối chuột hay đi xem liệu chúng có vào bẫy không? có thể đặt camera quan sát;
  • Nếu chúng ta không thể thực hiện xác nhận giá trị sử dụng thì chúng ta có thể sử dụng dữ liệu của nhà cung cấp về khả năng hoặc tín năng bắt côn trùng làm chứng minh.

Bước 5. Thực hiện:

Thực hiện theo như việc hoạch định;

Bước 6: Thẩm tra

Sau khi thực hiện biện pháp kiểm soát, bước tiếp theo là chúng ta xác định biện pháp thẩm tra. Biện pháp thẩm tra phải bao gồm các nội dung sau:

  • Người thực hiện;
  • Tần suất/thời gian thực hiện; hàng ngày, tuần, tháng, quý,…
  • Phương pháp thực hiện: quan sát bằng mắt, đếm số con, xem xét dữ liệu, đánh giá hiệu quả…
  • Ngoài ra, việc thẩm tra còn phải đánh giá lại mức độ rủi ro các loài động vật gây hại, các rủi ro động vật mới xuất hiện, ..

Ví dụ như: thẩm tra thực hiện biện pháp kiểm soát côn trùng bay:

  • Cách đặt bẫy,
  • Số lượng bẫy,,
  • Vệ sinh bẫy,
  • Tình trạng bẫy,,
  • Quan sát lượng côn trùng trong các vị trí,
  • Xem xét hồ sơ …

3. Các Dịch Vụ Kiểm Soát Động Vật Gây Hại Chuyên Nghiệp

Trong trường hợp không có đủ thời gian và kiến thức để tự thực hiện chương trình kiểm soát, bạn có thể tìm đến các dịch vụ kiểm soát động vật gây hại chuyên nghiệp. Các dịch vụ này sẽ cung cấp giải pháp toàn diện, nhanh chóng và an toàn, giúp bạn duy trì một không gian sống sạch sẽ và an toàn mà không mất quá nhiều công sức.

Liên hệ ngay với PVSC thông qua 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PESTKIL VIỆT NAM

Hotline: 0398 731 026 Hoặc 0868 914 386

Trụ sở chính: Số 98 – Nguyễn Khiêm Ích – TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

Chi nhánh Đà Nẵng: 294 Đường 2/9, P.Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng

Chi nhánh HCM: Số 11, đường 5, KĐT Cityland Parkhill, P10, Q. Gò Vấp, TP HCM.

Website : pestkil.com.vn

Email: pestkil.vietnam@gmail.com

FanpagePestkil – Dịch vụ kiểm soát côn trùng

Xem thêm:

Dịch vụ diệt côn trùng tổng hợp IPM

Dịch vụ diệt côn trùng cho toà nhà văn phòng

Dịch vụ diệt côn trùng cho nhà hàng, khách sạn

Dịch vụ diệt côn trùng cho bệnh viện tường học

Để lại một bình luận