Ruồi giấm là gì? cách diệt ruồi giấm hiệu quả
Ruồi giấm là một trong những loài côn trùng phiền toái thường xuất hiện trong nhà, gây khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh. Chúng bị thu hút bởi thức ăn thừa, trái cây chín và các chất hữu cơ phân hủy. Việc tiêu diệt loài côn trùng này không chỉ giúp giữ cho không gian sống sạch sẽ mà còn bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 9 cách diệt ruồi giấm trong nhà vệ sinh, bếp đơn giản và hiệu quả mà không cần dùng đến hóa chất độc hại. Hãy cùng khám phá những phương pháp này để mang lại sự thoải mái và an toàn cho bạn.
Ruồi giấm là gì?
Ruồi giấm hay còn được gọi là ruồi trái cây, có tên khoa học là Drosophila melanogaster, là loài côn trùng thuộc họ Drosophilidae, phân bộ Pterygota, bộ Diptera, có nguồn gốc từ châu Phi nhưng hiện nay đã được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Ruồi giấm thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, đặc biệt xuất hiện càng nhiều vào cuối mùa. Chúng sống chủ yếu trong môi trường ẩm ướt như trong nhà vệ sinh, bãi rác hay bất cứ nơi nào có trái cây chín. Ruồi giấm ăn tạp, chủ yếu ăn các loại thực vật đang phân hủy, chúng cũng có thể ăn các loại thức ăn khác như: Thịt, sữa, mật ong,…
Hình dáng, kích thước
Con trưởng thành có kích thước khoảng 3-4mm, màu đen hoặc nâu, với đôi mắt màu đỏ. Tuy kích thước chỉ bằng hạt vừng nhưng chúng có hệ thống thị giác phi thường giúp tồn tại trong một thế giới với rất nhiều kẻ thù. Não của chúng cấu tạo hết sức tinh vi nhờ đó có thể nhanh chóng xác định được mối nguy hiểm và tìm đường thoát thân.
Vòng đời
Vòng đời ruồi giấm ngắn, chỉ khoảng 2-3 tuần. Vòng đời gồm 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.
Giai đoạn đẻ trứng
Ruồi cái sau khi được thụ tinh sẽ tìm 1 nơi thích hợp để đẻ trứng, thông thường sẽ là ở bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy. Mỗi con ruồi cái có thể đẻ khoảng 50-100 trứng trong suốt vòng đời của mình.Trứng có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 1 mm. Chúng có màu trắng hoặc vàng nhạt.
Giai đoạn ấu trùng
Ấu trùng ruồi giấm còn được gọi là sâu giấm, có kích thước khoảng 1-2 mm, màu trắng hoặc vàng nhạt. Chúng có cơ thể mềm, dẹp, không có cánh. Ấu trùng ruồi giấm có khả năng di chuyển bằng cách bò, ăn các loại thực vật đang phân hủy.
Nhộng
Giai đoạn này ấu trùng sẽ tìm 1 nơi khô ráo và tối tăm để tiến hóa. Vào lúc này, ấu trùng sẽ ở trong một cái kén. Nhộng ruồi giấm có kích thước khoảng 2-3 mm, màu trắng hoặc vàng nhạt, có hình dạng giống như 1 hạt đậu. Nhộng không di chuyển, chúng chỉ nằm yên một chỗ để phát triển thành ruồi trưởng thành.
Ruồi giấm trưởng thành
Sau khi kết thúc quá trình nhộng, ruồi giấm sẽ đục lớp vỏ và chui ra ngoài. Con trưởng thành có kích thước khoảng 3-4 mm, màu đen hoặc nâu, có đôi mắt màu đỏ, hai cánh và ba cặp chân, có khả năng bay rất tốt, có thể vỗ cánh bay với tốc độ lên đến 200 lần/giây. Ruồi đực trưởng thành khi gặp ruồi cái trưởng thành, chúng sẽ bay xung quanh để truyền tín hiệu giao phối, quá trình giao phối có thể mất vài phút. Sau đó, ruồi cái lại tìm những nơi ẩm ướt như bãi rác, phân… để đẻ trứng và bắt đầu một vòng đời mới.
Vì sao trong nhà xuất hiện nhiều ruồi giấm?
Ruồi giấm xuất hiện nhiều có thể do một số nguyên nhân sau:
- Trong nhà có trái cây chín hoặc trái cây bị dập, nát, hư hỏng thu hút chúng.
- Môi trường sinh sản thuận lợi như: Có khu vực ẩm ướt, ấm áp và có nguồn thức ăn dồi dào. Những nơi có sự tích tụ của thức ăn thải, chẳng hạn như các quả chín rớt xuống sàn, chai lọ bị quên lãng có dư vị ngọt hoặc thức ăn bị thối rữa trong bồn rửa chén, đều có thể thu hút ruồi giấm tới đó.
- Thời tiết nóng ẩm, nhà cửa bừa bộn tạo điều kiện trú ẩn và sinh sôi nảy nở hoặc có nuôi thú cưng, thức ăn và phân của thú cưng có thể thu hút ruồi giấm.
- Bạn cũng nên chú ý đường vào nhà, ruồi giấm có thể bay qua cửa ra vào, cửa số, các khe hở hoặc đường ống, đường thoát nước.
Việc duy trì vệ sinh và loại bỏ các nguồn thu hút ruồi giấm là cách hiệu quả để giảm số lượng trong nhà. Điều này bao gồm giữ cho các khu vực lưu thông không bị quá nhiều thức ăn thừa và sử dụng các cách diệt côn trùng để kiểm soát sự xuất hiện của chúng.
Ruồi giấm có hại không?
Ruồi giấm có thể gây bệnh liên quan tiêu hóa như: Tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán, sốt rét… Lông của chúng có nhiều vi khuẩn, virus truyền trực tiếp lên thức ăn của con người. Ngoài ra, loài côn trùng này còn mang đến một số tác hại khác như:
Mất vệ sinh
Chúng có thể mang theo các loại vi khuẩn, nấm mốc và ký sinh trùng từ nơi này sang các khu vực khác, bao gồm bếp, phòng ăn do đó dễ gây ô nhiễm thực phẩm và môi trường sống.
Gây khó chịu
Ruồi giấm bay quanh người, xung quanh thức ăn, quần áo, đồ đạc,… khiến cho mọi thứ trở nên bẩn thỉu, khó chịu.
Trước những tác hại của ruồi giấm, việc tìm cách đuổi ruồi giấm, tiêu diệt và ngăn ngừa sự xuất hiện của loại côn trùng này là vô cùng cần thiết. Hãy cùng PVSC tìm hiểu thêm cách diệt ruồi giấm ở phần tiếp theo
Cách diệt ruồi giấm
Không có giải pháp nào hữu hiệu hơn là tìm kiếm nguồn phát sinh ruồi giấm và dọn dẹp.
Một số cách trị ruồi giấm phổ biến đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà như:
Dùng bẫy ruồi giấm
Bẫy ruồi giấm có thể được làm bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bẫy bằng giấm, bẫy keo dính,…
Dùng giấm táo và màng bọc thực phẩm
Đổ một ít giấm táo vào một cái ly / 1 cái cốc hoặc chỉ cần mở nắp chai giấm (có thể không cần đổ đầy ly/ cốc). Dùng giấy bọc thực phẩm bọc quanh miệng ly và cố định lại bằng dây thun. Đục một số lỗ nhỏ để ruồi giấm có thể vào và không thể thoát ra được sau khi đã vào bên trong.
Sử dụng tinh dầu
Tinh dầu có mùi thơm nồng có thể xua đuổi ruồi giấm. Có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả,…
Sử dụng cây trồng có mùi xua đuổi côn trùng
Một số loại cây trồng có mùi hương nồng có thể xua đuổi ruồi giấm, chẳng hạn như cây bạc hà, cây sả, cây húng quế,…
Dùng giấm và nước rửa chén
Đổ giấm trắng ra chén lớn, rồi nhỏ vài giọt nước rửa chén vào. Khi ruồi giấm tiếp xúc với bề mặt của giấm và nước rửa chén, chúng sẽ bị chìm và không thể thoát ra, dần dần chết đuối trong chén.
Sử dụng bia, rượu
Ruồi giấm thích mùi men, bạn hãy thử mở một chai rượu hoặc bia còn sót lại một chút và miệng chai hẹp sẽ làm ruồi bị mắc kẹt. Cách khác là bạn cũng có thể sử dụng bia đã để lâu để thu hút chui vào bẫy.
Cách diệt ruồi giấm bằng hỗn hợp sữa tươi, đường và tiêu
Cho ít đường, sữa tươi và hạt tiêu vào nồi, sau đó đặt lên bếp đun sôi với lửa nhỏ khoảng gần 10 phút. Cho hỗn hợp đó ra 1 cái đĩa lớn, đặt ở những nơi ruồi giấm hay xuất hiện. Hỗn hợp này sẽ thu hút và khiến ruồi bị chết chìm sau vài phút.
Bẫy ruồi giấm bằng giấy bìa cứng và trái cây
Ruồi giấm rất thích trái cây chín, ví dụ như chuối chín thâm tím, quả mọng, đào, mận đã gọt vỏ. Bạn cắt vài miếng trái cây rồi cho vào 1 cái bình thủy tinh có miệng lớn. Bạn cuộn tấm giấy cứng thành hình chiếc phễu rồi cho vào miệng bình. Đặt bình này ở nơi có nhiều thức ăn, lũ ruồi sẽ kéo đến và sẽ bị kẹt trong đó.
Dùng hỗn hợp xà phòng, bột ớt diệt ruồi giấm
Hòa hỗn hợp xà phòng với nước, cho thêm 1 chút dấm táo và bột ớt vào, sau đó cho hỗn hợp đó các chai dạng xịt. Xịt đều hỗn hợp này lên khắp nhà vệ sinh, cống thoát nước, những nơi ruồi giấm thường xuất hiện để có hiệu quả tiêu diệt tốt nhất.
Bên cạnh những cách trên, bạn cũng có thể dùng hóa chất hoặc thuốc xịt côn trùng để diệt ruồi giấm, đây là 1 biện pháp khá đơn giản nhưng hiệu quả. Chỉ cần đổ một ít hóa chất vào cống rãnh, bãi rác thì trứng và ấu trùng của ruồi sẽ bị tiêu diệt khi nó chưa được phát triển.
Sai lầm khi tiêu diệt ruồi giấm
Khi thực hiện các biện pháp đuổi ruồi giấm, bạn cần lưu ý không nên sử dụng vợt để đập chúng hoặc đập ruồi bằng tay. Điều này khiến cho vi khuẩn và virus mà ruồi mang theo lan truyền nhanh chóng hơn. Đồng thời, khi chọn dùng các sản phẩm hóa chất để diệt ruồi giấm, phải đảm bảo thực phẩm được cất giữ một cách an toàn để tránh nguy cơ bị kích ứng hoặc là ngộ độc từ các chất hóa học.
Cách ngăn ngừa ruồi giấm quay trở lại
Để ngăn chặn sự xuất hiện của ruồi giấm bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đổ rác đúng nơi quy định.
- Bảo quản thực phẩm cẩn thận: Đậy kín thực phẩm, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, loại bỏ sớm trái cây cũng như các loại rau bị hư thối…
- Cố định hệ thống thoát nước.
Trên đây là những thông tin về ruồi giấm cũng như cách tiêu diệt và ngăn chặn chúng quay trở lại. Nếu như bạn đã sử dụng nhiều cách như trên mà vẫn chưa tiêu diệt được ruồi giấm thì bạn cũng có thể liên hệ với Dịch vụ diệt ruồi giấm của Công ty kiểm soát côn trùng PVSC để được tư vấn và hỗ trợ.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ PESTKIL VIỆT NAM
Hotline: 0398 731 026 Hoặc 0868 914 386
Trụ sở chính: Số 98 – Nguyễn Khiêm Ích – TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
Chi nhánh Đà Nẵng: 294 Đường 2/9, P.Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Chi nhánh HCM: Số 11, đường 5, KĐT Cityland Parkhill, P10, Q. Gò Vấp, TP HCM.
Website : pestkil.com.vn
Email: pestkil.vietnam@gmail.com
Fanpage: Pestkil – Dịch vụ kiểm soát côn trùng
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác của chúng tôi như: