Gián gây ra những bệnh nguy hiểm nào? tìm hiểu ngay
10 mins read

Gián gây ra những bệnh nguy hiểm nào? tìm hiểu ngay

Gián là loài côn trùng gây hại phổ biến trong nhiều gia đình và công trình xây dựng. Không chỉ làm giảm chất lượng vệ sinh, gián còn là nguồn gốc của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những bệnh do gián gây ra và cách phòng tránh hiệu quả.

Gián gây những bệnh gì

Gián gây ra những bệnh nguy hiểm nào?

1.Gián gây bệnh hen suyễn

Một số chất có trong phân, nước bọt và các bộ phận cơ thể của gián, đặc biệt là trứng gián có thể gây nên những triệu chứng hen suyễn và sốc phản vệ đối với những cơ thể yếu như người già và trẻ em.

2.Gián gây ra các bệnh bề đường hô hấp

Mùi hôi của gián không chỉ gây khó chịu mà còn mang theo vô vàn kí sinh trùng và nấm khi chẳng may hít phải sẽ theo đó vào cơ thể và gây nên các bệnh về hô hấp

3.Gián gây ngộ độc thực phẩm

Gián có thể truyền Bacillus cereus, gây ra ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng thường gặp là nôn mửa và tiêu chảy.

4.Gián gây các bệnh về da

Gián có thể gây ra viêm da tiếp xúc khi con người tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc với chất bài tiết của chúng. Các triệu chứng có thể bao gồm đỏ, ngứa và viêm da.

5.Xuất huyết dạ dày và nhiễm khuẩn

Thời gian sinh sản của gián là giai đoạn gián gây bệnh nhiều nhất vì trứng sẽ từ cơ thể gián đi ra môi trường bên ngoài và tiếp xúc với không khí, từ đó lượng lớn các vi khuẩn cũng sẽ từ cơ thể gián bám theo trứng mà tuồn ra bên ngoài, nên chẳng may ăn trúng thức ăn có chứa vi khuẩn có thể gây xuất huyết dạ dày và nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

6.Gián gây các bệnh khác

Trong một số ít trường hợp, vi khuẩn từ cơ thể gián có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng con người gây lây truyền những bệnh khác như:

  • Tiêu chảy
  • Kiết lỵ
  • Thương hàn
  • Các loài gián gây bệnh thường gặp

Những loài gián có nguy cơ gây bệnh

Có nhiều loài gián khác nhau, nhưng dưới đây là là 2 loài gián phổ biến nhất gây hại đến sức khoẻ của con người.

  1. Gián Đức (Blattella germanica):
    • Mô tả: Gián Đức có màu nâu nhạt hoặc nâu vàng, với hai vạch đen đặc trưng chạy dọc theo phần lưng.
    • Kích thước: Dài khoảng 1.1 – 1.6 cm.
    • Đặc điểm: Gián Đức thường sống trong các khu vực ấm áp và ẩm ướt như nhà bếp và phòng tắm. Chúng rất phổ biến và sinh sản nhanh chóng, làm cho việc kiểm soát chúng trở nên khó khăn.
  2. Gián Mỹ (Periplaneta americana):
    • Mô tả: Gián Mỹ có màu nâu đỏ với một dải màu vàng nhạt xung quanh vùng lưng phía trên đầu.
    • Kích thước: Dài khoảng 3 – 4 cm.
    • Đặc điểm: Gián Mỹ thường được tìm thấy ở những nơi ẩm ướt như cống rãnh, tầng hầm và các khu vực ngầm. Chúng cũng có thể bay trong điều kiện ấm áp.

 Bao nhiêu đó cũng đủ thể hiện sự dơ bẩn và vi khuẩn mà gián mang lại nhiều đến như thế nào nếu không bị diệt trừ từ sớm.

Biện pháp diệt gián nào hiệu quả?

Gián không chỉ gây bệnh mà nhà xuất hiện gián còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người như:

  • Cắn phá đồ đạc,
  • Gây tâm lí sợ hãi, gây mất uy tín, hình ảnh xấu cho khách hàng
  • Chui vào trong các thiết bị, làm gián đoạn dây chuyền sản xuất,…

Có rất nhiều cách diệt gián mà bạn có thể tìm thấy trên các trang thông tin như: mẹo diệt gián tại nhà, diệt gián bằng bẫy gián,…tuy nhiên dù áp dụng cách nào, thì việc diệt gián chỉ thực sự sẽ hiệu quả khi phát hiện các dấu hiệu xuất hiện gián từ sớm, khi đó số lượng chúng còn ít và mức độ ảnh hưởng cũng chưa nhiều.

Bạn có thể áp dụng những biện pháp diệt gián như:

  • Sử dụng thuốc diệt gián dạng gel , dạng xịt..
  • Sử dụng biện pháp vật lý: Dùng bẫy gián, đèn diệt côn trùng…
  • Sử dụng tinh dầu : Tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà, và dầu khuynh diệp có tác dụng đuổi gián…
  • Gọi dịch vụ kiểm soát côn trùng chuyên nghiệp: Các chuyên gia sẽ sử dụng các biện pháp chuyên sâu, an toàn và hiệu quả để tiêu diệt gián và ngăn chặn chúng quay lại.

Ngoài ra kèm theo đó yếu tố quan trọng là phải luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, nhất là khu vực nhà bếp:

  • Không được để rơi vãi thức ăn thừa.
  • Không được để nước đọng tạo nguồn nước cho gián và các loài côn trùng gây hại khác.
  • Đổ rác thường xuyên, không để rác thải sinh hoạt tồn đọng.

Kết luận

Trên đây là các bệnh mà gián có thể gây ra và cách phòng tránh mà bạn nên tham khảo. Ngăn chặn và tiêu diệt triệt để gián, phòng ngừa sự xuất hiện của gián là việc cực kỳ quan trọng cần làm để bảo vệ sức khỏe của mỗi thành viên trong không gian của chúng ta. Mong rằng bài viết từ PVSC sẽ giúp ích cho bạn.

Liên hệ về vấn đề diệt gián, diệt chuột, diệt côn trùng và các sản phẩm diệt côn trùng khác hãy gọi ngay

Công ty cung cấp dịch vụ diệt côn trùng uy tín

Hotline: 0398731026 Hoặc 0868914386

Trụ sở: Số 98 – Nguyễn Khiêm Ích – TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

– Chi nhánh Đà Nẵng: 294 Đường 2/9, P.Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Đà Nẵng

– Chi nhánh HCM: Số 11, đường 5, KĐT Cityland Parkhill, P10, Q. Gò Vấp, TP HCM.

website: pestkil.com.vn

Email: pestkil.vietnam@gmail.com

Fanpage: Pestkil – Dịch vụ kiểm soát côn trùng

Trả lời